QUẢNG CÁO NÓI SAO CHO TRÚNG?

QUẢNG CÁO NÓI SAO CHO TRÚNG?

-------------------------

Có người ví khách hàng là “con mồi”, định vị là mũi tên. Ngân sách cho quảng cáo là chiếc cung. Cung càng khỏe, mũi tên càng nhọn và cứng, xác suất bắn trúng “con mồi” càng cao


Nhiệm vụ của người làm quảng cáo là tìm con mồi và chuẩn bị hệ thống cung tên phù hợp, sau đó xác định vị trí để “ngắm bắn”. Có thể vào đầu. Có thể vào tim. Có thể vào bụng!


Bắn vào đầu, tức là nhắm vào suy nghĩ, nhận thức. Phải chăng khách hàng tin sẽ mua?


Bắn vào tim, tức là nhắm vào cảm xúc của họ. Phải chăng khách hàng thích sẽ mua?


Bắn vào bụng, tức là nhắm vào tâm trạng của họ. Phải chăng khi đúng tâm trạng, khách hàng sẽ mua?


Lịch sử ngành quảng cáo cũng xuất hiện khá nhiều trường phái:

-> Quảng cáo USP: Mỗi sản phẩm thường có một ưu điểm rất riêng. Bằng cách xoáy sâu vào ưu điểm này, nhà quảng cáo tạo ra cho thương hiệu của mình một hình ảnh và chỗ đứng độc nhất


-> Quảng cáo ESP: (Emotional Selling Proposition: ưu thế về mặt tình cảm) ra đời như là câu trả lời cho sự bế tắc của USP, khi mà sản phẩm ngày một giống nhau! Cơ sở của quảng cáo ESP dựa trên những sự thật rằng hành vi mua hàng của khách hàng là cảm tính


“Thương nhau củ ấu cũng tròn. Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”

Các ngành hàng mà hành vi khách hàng mua bằng cảm xúc như thời trang, ăn uống, mỹ phẩm, phụ kiện, đồ trang trí ... có thể sử dụng phong cách quảng cáo này


Gần đây nhất, kem Wall & dầu gội Sunsilk cũng sử dụng hình thức này thông qua MV đang xếp top trending “Trên tình bạn, dưới tình yêu”

-> Quảng cáo theo phong cách Lối sống hoặc Giá trị


Lối quảng cáo này dựa trên 1 giả định rằng nếu như khách hàng có chung niềm tin với thương hiệu. Họ sẽ trung thành với thương hiệu đó. Quảng cáo theo lối này nghe có vẻ không lan quyên đến sản phẩm, nhưng nếu như thành công thì hiệu quả rất lớn. 


Hãy xem Nike với việc truyền đi thông điệp “Just do it”. Ở Việt Nam có Biti's với chiến dịch “Nâng niu bàn chân Việt”


Hay như VinFast với thông điệp “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt. Nghe có vẻ chẳng liên quan đến ôtô nhưng đó lại là cách định vị rất thông minh và tinh quái


Có vẻ như càng chạm được vào tầng sâu bên trong con người thì hiệu quả của các chiến dịch càng lớn. Tất nhiên đòi hỏi nhà quảng cáo hoặc phải hiểu rất sâu về khách hàng, hoặc phải có rất nhiều tiền


-> Quảng cáo tiềm thức

Cơ sở lý luận của quảng cáo này như sau: chính tiềm thức con người mới là nơi cần phải nhắm vào. Những gì nằm sâu, bên dưới cả tâm tư, suy nghĩ,tình cảm, niềm tin… mới chi phối con người mạnh mẽ hơn cả

Coca Cola hay sử dụng lối quảng cáo này trong các phim kinh điển. 


Như trong người nhện, màu đỏ của Cocacola xuất hiện cực ngắn, nhãn hiệu này chỉ hiện lên trong tích tắc và biến mất trước khi người xem kịp nhận ra


Các nhà quảng cáo tin rằng tiềm thức vốn nhanh hơn ý thức đã kịp lãnh hội và sẽ lưu giữ hình ảnh nhãn hiệu trong tâm trí. Khi người tiêu dùng nhìn thấy hình ảnh của Cocacola, tiềm thức bỗng nhận ra hình ảnh quen thuộc đó và tác động lên hành vi mua hàng của khách hàng


Cách thức phổ biến hơn đó là lặp đi lặp lại 1 thông điệp nào đó để thông điệp đó in sâu vào trong tiềm thức của khách hàng. Kangaroo, Điện máy xanh, Shopee... là những thương hiệu sử dụng lối quảng cáo này khá thành công


*

Chúng tôi không phải là những Agency quảng cáo biến hàng triệu đô la sai lầm của khách hàng thành kinh nghiệm của bản thân. Chúng tôi là những anh em lòng mang nhiệt huyết, trưa ăn bánh mì 10k, luôn làm việc với tinh thần mang lại sự “An toàn, tiết kiệm và hiệu quả” cho khách hàng là những ông bà chủ thông minh và tử tế


Để tránh những sai lầm của các chiến dịch quảng cáo tiền tỉ nhưng thất bại hoặc không đo đếm được hiệu quả cụ thể. Xin chia sẻ với các ông chủ 1 vài lưu ý sau:


1. Thông tin về sản phẩm không phải là quảng cáo

Ngày nay khách hàng bị quá nhiều các nhãn hàng tiếp cận và truyền thông, họ không thể tiếp nhận và lưu trữ được quá nhiều thông tin


Rất nhiều triệu đô đã được tiêu để mua về các ý tưởng quảng cáo sáng tạo, nhưng việc sáng tạo ra các ý tưởng quảng cáo chỉ để   truyền thông tin về sản phẩm & tạo ra cảm xúc cho khách hàng không đủ để khiến khách mua hàng. 


Lợi ích, khác biệt thương hiệu và lý do để khách hàng mua mới nên là điều quảng cáo hướng đến


2. Sáng tạo không phải là quảng cáo

Quảng cáo không phải là sáng tạo, cũng không phải đánh vào cảm xúc của khách hàng chung chung. Quảng cáo cũng không phải là bộ môn nghệ thuật. Nó phải là 1 môn khoa học, để vị thế hóa sản phẩm của ông chủ trong mối tương quan với các đối thủ trên thị trường. Quảng cáo luôn phải hướng đến việc phải bán được hàng


3. Công thức nào để tìm Insight cho chiến dịch quảng cáo?

Insight nên được lấy từ tư tưởng của ông chủ hay từ sản phẩm hoặc từ khách hàng?


Trong công thức thông thường, insight là nhu cầu ẩn sâu không được nói ra của khách hàng. Công thức thật của insight là sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu ẩn sâu đó. 


Chúng tôi thì tin vào công thức, năng lượng của ông chủ luôn là gốc, vậy Insight là Tinh thần, Tâm tư nguyện vọng ẩn sâu của ông chủ để tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu chưa được thỏa mãn của khách hàng


Ông chủ luôn có trực giác để biết rất rõ mình nên làm gì và làm thế nào thì đúng, việc của Thư ký nội dung là giúp ông chủ định hình tư tưởng, tạo ra thông điệp và lan truyền thông điệp đó xuyên suốt bên trong doanh nghiệp, kết nối sự liền mạch của các bộ phận, phòng ban, qua đó bộ phận Marketing sẽ biết cách lan truyền thông điệp đúng với tinh thần của ông chủ ra bên ngoài từ đó thu hút được khách hàng phù hợp


Chúng tôi sẽ trao tặng con đường, cách thức giúp bạn đi tìm công thức của riêng bạn. Việc lựa chọn công thức nào là quyền của bạn


Nguồn: sưu tầm

Bài đăng phổ biến từ blog này

KINH NGHIỆM MỞ NHÀ HÀNG: HƯỚNG DẪN CÁCH MỞ NHÀ HÀNG CHI PHÍ THẤP, HIỆU QUẢ

SƠ ĐỒ NỤ CƯỜI KHÁCH HÀNG - THE SMILING CURVE

HẠNH PHÚC LÀ GÌ?