Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2020

SỰ KHÁC BIỆT TRONG TƯ DUY MUA NHÀ GIỮA NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO

SỰ KHÁC BIỆT TRONG TƯ DUY MUA NHÀ GIỮA NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO  Tại sao có người nghèo vì mua nhà, lại có người sau khi mua nhà cuộc sống lại trở nên giàu có?  ĐIỀU 1. Người nghèo mua nhà chỉ để “ở”, người giàu mua nhà là để làm “tài sản” Trước tiên tự hỏi mình một câu: Nhà của bạn mua để làm gì? Câu trả lời sẽ cho bạn biết căn nhà của bạn là “tài sản” hay “tiêu sản”. – Nhà là TIÊU SẢN khi bạn trả lời là “MUA ĐỂ THOÁT CẢNH Ở TRỌ”. Nếu giờ bạn chỉ nghĩ mua cái nhà để có mái che đi ra đi vào thì chắc chắn căn nhà đó chỉ là thứ khiến bạn nghèo thêm. Vì sao? Vì bạn phải sống vật vã để mua nó, tiết kiệm để có tiền đặt cọc xong lại cày vì nó để trả hết số nợ. Cuộc sống không bao giờ sáng sủa, chỉ có cày và sống tiết kiệm để trả nợ. Vòng xoáy đó khiến bạn luôn mang tâm lý “phải sống tiết kiệm” phải “cố tiết kiệm” mà chẳng bao giờ thoải mái. – Nhà chỉ là TÀI SẢN khi bạn trả lời “MUA NHÀ ĐỂ KIẾM TIỀN”. Thật sự như thế, Trong cuốn “Cha giàu, cha nghèo”, tác giả đề cập: “Nhà là tài sản...

NGHỆ THUẬT NÓI LỜI TỪ CHỐI ĐƯỢC LÒNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

NGHỆ THUẬT NÓI LỜI TỪ CHỐI ĐƯỢC LÒNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Trong cuộc sống, việc bạn từ chối lời đề nghị của người khác là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên nhiều người vì quá “cả nể” mà không dám từ chối sợ mất lòng rồi giúp người khác trong tâm thế khó chịu không hết mình hoặc không có đủ thời gian để làm việc của mình. Một số người thì không khéo léo, từ chối gây mất lòng, mối quan hệ sau đó cũng xấu đi.  Vậy từ chối như thế nào cho khéo léo không để lại sẹo mà người khác vẫn thấy vui vẻ thoải mái? 3 NGUYÊN TẮC NHẤT ĐỊNH PHẢI NHỚ 1. Từ chối không đồng nghĩa với việc bạn là người xấu Lúc nào cũng đồng ý, lúc nào cũng nói có, chưa hẳn đã tốt. Cái đó gọi là ba phải, hay gió chiều nào theo chiều ấy. Hãy nhớ rằng nói không, không có nghĩa bạn là người xấu (hoặc họ sẽ nghĩ bạn là người xấu), mà bạn là người có chính kiến, có kế hoạch. 2. Từ chối là đặc quyền của bạn  Chúng ta khó từ chối vì chúng ta sợ làm buồn, làm đau lòng người đối diện. Đây có lẽ là lý do phổ biến nhất mọi ngư...

ĐỪNG BÁN HÀNG CHO NGƯỜI NHÀ... 💰

ĐỪNG BÁN HÀNG CHO NGƯỜI NHÀ... 💰 Mua hàng của người quen, xong nhận được tin nhắn "Cám ơn anh đã ủng hộ, thanks for your support". Từ ủng hộ là một từ sai trong kinh doanh. Người ta chỉ nên "Cám ơn đã mua hàng, thanks for your order". Mình khởi nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ một cái gì đó, có nên kêu gọi bạn bè, gia đình, người quen ủng hộ mình hem? Câu trả lời là hem. Chớ có dại dột. Nhiều bạn ngạc nhiên, nhưng đó là sự thật. Tư duy của tiểu thương xưa nay nên khi mình mở ra làm ăn buôn bán, khách hàng mình nghĩ đầu tiên là người quen. Ví dụ nói với bạn bè, "tao mới mở quán bún bò trên đường X, mày nhớ ghé ủng hộ nha". Mở ra làm ăn là "nhờ 500 anh em ủng hộ". Rồi nó ghé ăn, dẫn đến rất nhiều lúng túng. Mình bán phải đặc biệt tí, thêm thịt thêm bún, chứ giống khách khác thì cũng không ổn. Nó ăn xong, mình không giảm giá cũng kỳ, mình lấy tiền cũng kỳ, mà không lấy tiền thì cũng kỳ nốt. Cảm giác MANG ƠN, nợ 1 món nợ tình cảm nó đè nặng trên n...

BÍ MẬT CỦA NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN HẤP DẪN

BÍ MẬT CỦA NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN HẤP DẪN ------------------- Tôi sẽ vén bức màn bí mật của nghệ thuật kể chuyện trong bài viết này. Đây là bài viết đầu tiên về thể loại kể chuyện. Tôi gặp rất nhiều người kể chuyện cực kỳ hay. Một câu chuyện đơn giản không có gì đặc biệt nhưng mà vào tay bạn ấy thì hấp dẫn từ đầu đến cuối.   Đa số những người còn lại thì có khả năng ngược lại: một câu chuyện hấp dẫn sẽ được kể thành câu chuyện chán òm! Vậy bí mật để kể chuyện hấp dẫn là gì?   - Trước hết cần nói rằng: muốn kể chuyện hay thì cần đọc câu chuyện hay. Những người từng đọc nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn dễ kể chuyện hay hơn người chưa từng đọc. Vì bộ não con người là một bộ xử lý cần thông tin input để cho ra output. Những người viết giỏi, tiểu thuyết gia đều là những người đọc nhiều. Kim Dung từ nhỏ đã mê đọc sách.    Từ lúc 8 tuổi đã đọc tiểu thuyết kiếm hiệp Hoàng Giang nữ hiệp của Cố Minh Đạo, và say mê từ đó. Từ đó đến lớn tối ngày chỉ đọc sách. Do đó sau này mới nổi t...

10 "SIÊU" QUY LUẬT BÁN HÀNG

10 "SIÊU" QUY LUẬT BÁN HÀNG ---------------------- Một cuộc điều tra gần đây của hãng Gallup về tính trung thực và đạo đức kinh doanh đã xếp hạng những nhân viên bán hàng ôtô và bảo hiểm đứng cuối bảng danh sách. Còn hãng thống kê Bill Brooks ước tính rằng hơn 85% khách hàng có cái nhìn tiêu cực về tất cả đội ngũ nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, mọi việc không đến nỗi quá tệ như vậy: bạn có thể chứng minh đó là sai lầm của phần đông mọi người. Trên thực tế, bán hàng là một “siêu” kỹ năng không dễ dàng thành thục. Và bạn sẽ cần đến những “siêu” quy luật để biến hoạt động bán hàng trở thành một trong những nhiệm vụ đơn giản và thành công nhất:  1. Quy luật 1. Giữ cho miệng của bạn đóng kín trong khi đôi tai mở to. Điều này là rất quan trọng trong một vài phút đầu tiên của bất cứ giao dịch bán hàng nào. Bạn cần nhớ rằng:  1. Đừng nói về bản thân.  2. Đừng nói về các sản phẩm/dịch vụ của bạn.  3. Và hơn tất cả, đừng rao giảng bán hàng thái quá!  Hiển nhiên, bạn muốn g...

PHÊ BÌNH CẤP DƯỚI CŨNG CẦN CÓ NGHỆ THUẬT

PHÊ BÌNH CẤP DƯỚI CŨNG CẦN CÓ NGHỆ THUẬT ----------------------------- Đưa ra lời phê bình tưởng chừng là chuyện dễ dàng nhưng thực chất lại vô cùng khó khăn. Nhà quản lý cần phải phê bình cấp dưới như thế nào để có thể giúp nhân viên sửa chữa và tiến bộ mà không gây ảnh hưởng đến mối quan hệ đôi bên? Dưới đây là một số yếu tố hình thành “nghệ thuật phê bình nhân viên” mà các nhà quản lý, các lãnh đạo có thể tham khảo. 1. LÀM RÕ NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI PHÊ BÌNH Việc nắm rõ sự thật là nền tảng cơ bản để bạn có thể đưa ra lời phê bình thoả đáng và lựa chọn cách giải quyết vấn đề phù hợp nhất. Điều đó đảm bảo sự công bằng, thể hiện thái độ trọng dụng của bạn với nhân viên cũng như khả năng giải quyết sự việc chính xác, quyết đoán của bạn. Đừng vì bên trọng bên khinh mà quên mất vai trò “trọng tài” công bằng, thưởng phạt phân minh của người lãnh đạo. Bạn cần có cái nhìn khách quan để xem xét, điều tra nguyên nhân căn bản của vấn đề. Có như vậy, khi bị phê bình, nhân viên mới thực sự “...

17 QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG KINH DOANH BẠN CẦN THUỘC NẰM LÒNG KHI BƯỚC CHÂN RA THƯƠNG TRƯỜNG

17 QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG KINH DOANH BẠN CẦN THUỘC NẰM LÒNG KHI BƯỚC CHÂN RA THƯƠNG TRƯỜNG 1. KHI GIỚI THIỆU, LUÔN NÓI TÊN ĐẦY ĐỦ CỦA BẠN VÀ CÁCH BẠN MUỐN ĐƯỢC GỌI Khi giới thiệu bản thân, bạn nên dùng tên đầy đủ của mình kèm thêm câu nói: “Bạn có thể gọi tôi là…[Tên bạn muốn được gọi]. Điều này tăng khả năng đối tác nhớ tên và mặt bạn lên 80%. 2. LUÔN ĐỨNG KHI BẠN ĐƯỢC GIỚI THIỆU VỚI MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ Đứng làm nổi bật sự hiện diện của mình khi được giới thiệu. Nếu bạn được nhắc đến đúng lúc không để ý tới việc đang diễn ra, hoặc phải ngồi một chỗ, hãy rướn người lên phía trước một chút. 3. CHỈ NÓI "CẢM ƠN" 1 HOẶC 2 LẦN TRONG BUỔI NÓI CHUYỆN Bạn chỉ cần nói “cảm ơn” một hoặc hai lần trong buổi nói chuyện. Nếu không bạn sẽ làm giảm tác dụng của cụm từ này, khiến cho bản thân trong mắt người khác ở thế yếu hơn và luôn ở trong thế cần sự giúp đỡ. 4. GỬI TIN NHẮN CẢM ƠN TỚI TỪNG NGƯỜI RIÊNG BIỆT Sau cuộc họp hoặc ký kết hợp đồng thành công, bạn nên gửi tin nhắn, email cảm ơn trong v...

50 TIPS XÂY DỰNG LANDING PAGE HIỆU QUẢ

50 TIPS XÂY DỰNG LANDING PAGE HIỆU QUẢ ( TỈ LỆ CHUYỂN ĐỔI TĂNG GẤP ĐÔI ) Bạn đang nghĩ trang đích của mình tốt nhất, phải không? Trang đích tốt nhất có sức hút và rất dễ dàng để thực hiện một chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, chiến dịch quảng cáo này lại không mang lại hiệu quả như bạn mong đợi. Hãy thừa nhận rằng trang đích của bạn không hiệu quả. Và bạn cần trợ giúp để hướng tới việc cải thiện trang đích của bạn tốt hơn. Nhưng làm thế nào để cải thiện được trang đích tốt nhất? Đây có lẽ là câu hỏi của khá nhiều nhà làm quảng cáo. Dưới đây là bài viết “50 checklist giúp xây dựng landing page tốt nhất”. Sử dụng checklist dưới đây có thể giúp bạn tối ưu trang đích tốt hơn Để biết được chất lượng trang đích của bạn tốt đến đâu, hãy kiểm tra mọi thứ bạn đang làm và check lại xem bạn đạt được bao nhiêu điểm. Phần này sẽ cho bạn biết chất lượng trang của bạn tốt hay không? Và sau khi hoàn tất, bạn có thể xây dựng kế hoạch những việc cần làm để đạt được số điểm tối đa từ những mục còn lại. Lư...

Lập chiến lược kinh doanh quán cà phê

Đầu tiên bạn cần một mô hình kinh doanh có khả năng sinh lợi. Lợi ở đây xét về ngắn hạn là lượng khách hàng và dài hạn là tiền bạc, giá trị mang lại cho xã hội (Giải quyết lao động, đảm bảo đồ uống sạch, không gian sáng tạo tốt v.v) chứ không chỉ riêng tiền bạc nhé. Mô hình kinh doanh ở đây không phải là cách thức Decor quán mà là sâu hơn về các thông tin để ra chiến lược cho việc kinh doanh tốt nhất. 1. AI LÀ KHÁCH HÀNG CỦA BẠN? Là người già, người trẻ? Nam hay Nữ? Người thích sách, thích chó mèo? Người thích Cafe hay người thích nước ép? Lao động phổ thông hay dân văn phòng? Sinh viên hay người đã đi làm? Là người chơi game hay cần nơi để làm việc? Là người cần chỗ bàn chuyện làm ăn hay cần nơi cho gia đình? Vân vân và mây mây… Hãy liệt kê khách hàng mục tiêu của bạn để bạn có thể chọn menu, giá bán và phong cách phục vụ phù hợp. 2. MENU CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO? Gồm những món gì? Định lượng nhiêu? Giá Cost ra sao? Giá bán bao nhiêu? Khách hàng có chịu chi trả cho mức giá này không, nếu k...

10 BƯỚC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN THÀNH CÔNG

10 BƯỚC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN THÀNH CÔNG Thương hiệu cá nhân không chỉ giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh mà còn giúp thu hút thêm khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn. Chính vì vậy xây dựng thương hiệu cá nhân là một vấn đề cực kỳ được quan tâm hiện nay. Thương hiệu cá nhân có thể được hiểu là “những gì người ta nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó”. Danh tiếng, những điều khiến người khác nhận ra bạn được tạo ra từ cách bạn tự quảng bá tên tuổi của bản thân. Dưới đây là 10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công mà bạn không thể bỏ qua. 1. Định vị bản thân là bước quan trọng đầu tiên khi xây dựng thương hiệu cá nhân Điều đầu tiên bạn cần làm khi muốn xây dựng thương hiệu cá nhân vững chắc đó là tự định vị bản thân. Bạn muốn mọi người đánh giá bản thân là ai, giỏi về cái gì? Bạn muốn xây dựng giá trị cốt lõi của mình là gì? Bạn muốn đóng góp điều gì cho xã hội? Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết cách tạo dựng cho bản thân một thương hiệu ...

DỰ TRÙ CÁC KHOẢN KINH PHÍ ĐỂ MỞ QUÁN

DỰ TRÙ CÁC KHOẢN KINH PHÍ ĐỂ MỞ QUÁN Hầu hết những bạn chủ quán cafe, từ đơn vị nhỏ lẻ mà mình có dịp tiếp xúc, thì hầu hết đều là tay ngang về quản trị, sau đó có đi học thêm những khóa pha chế, đầu bếp bên ngoài và ra mở tiệm. Một số khác thì từng có thời gian làm ở quán ở các vị trí như thu ngân, pha chế, nắm được công thức rồi cũng ra lập nghiệp riêng. Nên, hầu hết điểm yếu các bạn là Tài Chính. Trong bài tâm sự hôm nay, mình xin nói về chủ đề, để mở một quán cafe, một nhà hàng, cần dựa trên những căn cứ nào để ước lượng vốn mình bao nhiêu là hợp lý, tránh đâm đầu vào đá với khoản vốn quá nhỏ, và bạn sẽ chết vì vận hành khi quán hoạt động. Dĩ nhiên, số liệu con số chính xác không có được vì nó phụ thuộc quy mô bạn mở, mô hình FnB bạn chọn, và khu vực bạn mở (như Q1 thì chi phí sẽ cao hơn vùng ven) 1. Chi Phí Mặt Bằng Rõ ràng, cái này là thấy ngay trước mắt. Thứ 1, 1 điều ít ai chú ý, là ngành FnB, bạn sẽ cần tái tu bổ thường xuyên, nên phải có 1 khoản dự phòng cho việc này, chưa kể...

BÀI NÀY RẤT DÀI NHƯNG CHỨA CẢ KHO TÀI 36 BÀI HỌC PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

BÀI NÀY RẤT DÀI NHƯNG CHỨA CẢ KHO TÀI 36 BÀI HỌC PHÁT TRIỂN BẢN THÂN 1. Xây dựng và củng cố các mối quan hệ công việc chuyên nghiệp Bạn dành rất nhiều thời gian với đồng nghiệp của mình, vì vậy xây dựng một mối quan hệ tốt với họ sẽ là một điều rất quan trọng. Rốt cuộc, sự liên kết các thành viên trong một nhóm dựa vào những mối quan hệ vững chắc, vì mọi người thường làm việc với nhau tốt hơn khi có một yếu tố cá nhân trong mối quan hệ của họ. Có các mối quan hệ tích cực trong môi trường làm việc sẽ đặt nền tảng cho thành công cuối cùng của bạn. Vì vai trò của mỗi người trong tổ chức của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu suất công việc của bạn, nên việc nuôi dưỡng các mối quan hệ công việc sẽ là một điều quan trọng để bạn có thể làm việc hài hòa với người khác. Để cải thiện các mối quan hệ chuyên môn, hãy giúp các thành viên trong nhóm chấp nhận bạn bằng cách giúp ích khi bạn có thể và giao tiếp một cách cởi mở và chân thành với mọi người ở tổ chức của bạn. (Và nếu bạn...