3 đặc điểm chung của 1 content không hấp dẫn

3 đặc điểm chung của 1 content không hấp dẫn 🙂!? 


Các bạn cứ nghĩ viết đúng cái người ta cần là đủ hấp dẫn. Hmm, nhưng mình lại thấy trường hợp này nó cứ giống con trai FA và con gái FA. Họ có cần nhau không? Cần chứ! Nhưng không phải cứ con trai FA thì trở nên hấp dẫn trong mắt con gái FA và ngược lại. Content cũng y chang. Viết đúng insight của người đọc nhưng không phải lúc nào bài viết cũng hấp dẫn được họ. Theo trải nghiệm của mình, đó là vì: 


1. Content thiếu tính cá nhân hoá


Mình nghĩ của việc đọc, xem một thứ gì đó online cũng rất giống với việc giao tiếp trực tiếp, chỉ khác ở phương thức. 


Trong một cuốn sách mình từng đọc lâu lắm rồi (rất có thể là cuốn body language) có quy luật như thế này: 55-38-7. Trong đó 55% quá trình giao tiếp liên quan đến  ngôn ngữ cơ thể như dáng vẻ, cử chỉ... Đây có thể nói là điểm nhấn trong một cuộc đối thoại. 38% liên quan đến cách nói như giọng điệu, âm lượng, tông giọng, sự diễn cảm ... Chỉ 7% liên quan đến nội dung nói :))) Đó là lí do đa cấp rởm never die, mặc dù bị cảnh báo rất nhiều lần nhưng các cô các bác vẫn bị đánh lừa do mấy ông diễn giả sử dụng cái 55% và 38% kia đỉnh của chóp. 


Sở dĩ nói điều này, vì mình thấy content với giao tiếp kia cùng hệ quy chiếu. Cũng là một vấn đề,  thêm cái tính "cá nhân" của bạn vào bài viế đỡ đơ hẳn. Các bạn đừng hiểu nhầm rằng để bài viết có tính người, chúng ta phải thêm "tôi thấy/ tao thấy/ em nghĩ rằng...."  Đó chỉ là một cách "rất ít" thôi. 


Tính cá nhân được thể hiện qua rất nhiều yếu tố đó là giọng điệu( nếu page/ trang cá nhân học thuật thì dùng giọng điệu của chuyên gia --> dùng từ ngữ chuyên nghiệp, nếu phong cách tâm sự--> giọng điệu của người cô đơn/ hoặc người có gia đình trải nhiều sự đời,  nếu nếu là em son thì thể hiện từ ngữ không chuyên nghiệp, lố lăng như lày lè... vân vân) 


Tính cá nhân còn được thể hiện qua yếu tố cảm xúc (văn phong tươi roi rói, hay nhẹ nhàng an nhiên, hay buồn thối ruột, hay trầm tư, sâu sắc....) 


(Tóm nại nà tone, mood, vibe, voice gì đó... ncl thực tế t cũng ko rành thuật ngữ và ko thích sử dụng mấy cái từ này, t cũng hông pải dân content chính hãng). 


Đôi khi tính cá nhân còn thể hiện chỉ qua một từ kính ngữ, hoặc 1 danh xưng. 

Ví dụ thường thấy ở các chatbot:

"Xin chào! Bạn có câu hỏi gì".... sau đó nó sẽ hiện ra 1 list option cho mình chọn ... hm đây là robot.

Chúng ta có thể sửa lại cho thân thiện hơn, mang tính người hơn. Ví dụ:

"Hí. Em có thể giúp được gì cho anh chị/ Anh chị cần em giúp gì ạ?"....


Tôi thấy tính cá nhân hoá chiếm 55%  trong việc giao tiếp thành công của bài viết tới người đọc. 


2. Bài viết thiếu tính hình dung, hoặc viết hoa mỹ quá hông ai hiểu được :)). Cái này chiếm 38% này :vvvv


Trừ khi bạn làm trong các lĩnh vực quá fancy, trừu tượng, khách hàng của bạn có chất nghệ thuật, nghệ sĩ thì bạn hãy dùng những từ văn hoa trừu tượng... Còn bình thường cứ  từ bi fh thường mà phang, xịn quá không ai đọc được đâu. Huhu.


Còn về tính hình dung, cái này tôi lấy ví dụ eazy cho các ông nè:


- Đôi khi thêm một tính từ vào mọi thứ trở nên khác bọt. Ví dụ: vỗ đùi --> vỗ đùi đen đét ( đọc đã thấy âm thanh) / gãi--> gãi xoành xoạch (đọc thôi đã thấy bẩn rồi :v). 

- Đôi khi thêm mội CTA vào trước vế bạn định viết tiếp cũng làm nên điều kì diệu "Hãy tưởng tượng"/ "Hãy so sánh"/ Thử nghĩ mà xem.... ( xin lỗi các bác vì từ cuối cùng e ko đánh dấu ngoặc kép do lười vãi ìn) 

- Đôi khi thêm một chữ "Nếu" cũng ngon, dễ hình dung ngay: Nếu bạn là con chim, bạn sẽ..... Nếu mẹ bạn cho tiền...


3. Viết trung lập, ba phải ko hấp dẫn 


Các bạn cứ tưởng tượng cái này giống người ba phải ý. Nói chung nà đọc xong content của ló không rút ra được cái gì, vì cái gì ló phân tích cũng không đúng không sai, nói như không nói ý.

Hic, nhưng mà có thể các bạn bạn ko biết: mình là người ba phải đếy. Huhu


Thôi bài dài vl, thực ra caption ban đầu là 4 yếu tố, nhưng mà mình viết chỉ có 3 thôi do dài quá không muốn viết tiếp nữa. Tóm lại là mình không quan tâm tới các bạn lắm đâu :))). Nếu có tâm thì đã viết hết 4 cái rồi 😗

Bài đăng phổ biến từ blog này

KINH NGHIỆM MỞ NHÀ HÀNG: HƯỚNG DẪN CÁCH MỞ NHÀ HÀNG CHI PHÍ THẤP, HIỆU QUẢ

SƠ ĐỒ NỤ CƯỜI KHÁCH HÀNG - THE SMILING CURVE

HẠNH PHÚC LÀ GÌ?