CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO PHẦN 1: CẦU TOÀN LÀ ĐIỂM YẾU HAY MẠNH?

CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO PHẦN 1: CẦU TOÀN LÀ ĐIỂM YẾU HAY MẠNH?


Bạn đã bao giờ bị gắn mác là “người cầu toàn”? Hoặc bạn có tự thấy bản thân mình là người như vậy?


Ta dễ bị cám dỗ xem chủ nghĩa hoàn hảo là một phẩm chất đáng ngưỡng mộ hoặc tích cực - điều đó cho thấy ta rất chú ý đến chi tiết và  việc phải làm đúng mọi việc. Thực tế, việc bị ám ảnh bởi chủ nghĩa hoàn hảo có hại nhiều hơn lợi. Nó có thể gây tổn hại đến lòng tự trọng, gây căng thẳng cho các mối quan hệ, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.


Nghiên cứu cho thấy rằng chủ nghĩa hoàn hảo đang phát triển với ngày càng nhiều người cố gắng hoàn thiện lối sống và bản thân. Trong bài viết này, ta sẽ xem xét đến cách phát hiện ra chủ nghĩa hoàn hảo, lý do nó có thể là vấn đề và cách khắc phục. 


👉 Chủ nghĩa hoàn hảo là gì?


Chủ nghĩa hoàn hảo là một tập hợp các mẫu suy nghĩ tiêu cực nhằm thúc đẩy bạn đạt được những mục tiêu không thực tế.


Trong cuốn sách "The Pursuit of Perfect" (Theo đuổi Sự Hoàn Hảo) của mình, tiến sĩ Tal Ben-Shahar giải thích rằng có 2 kiểu chủ nghĩa hoàn hảo: Thích nghi và không thích nghi.


Những người cầu toàn thích nghi muốn không ngừng phát triển kỹ năng của mình. Tiêu chuẩn của họ luôn tăng lên và họ tiếp cận công việc với sự lạc quan, vui vẻ và mong muốn cải thiện. Đây là kiểu chủ nghĩa hoàn hảo lành mạnh hơn - nhưng, như ta sẽ thấy sau đây, nó cũng không phải là không có vấn đề.


Tuy nhiên, những người cầu toàn không thích nghi lại không bao giờ hài lòng với những điều đạt được, và nếu điều gì không hoàn hảo thì họ sẽ gạt bỏ nó. Họ có thể trải qua nỗi sợ thất bại, lo lắng, bất hạnh và những cảm xúc đau đớn khác. Nhìn chung, những người cầu toàn không thích nghi có xu hướng thể hiện những hành động và hành vi sau:

- Có những mục tiêu cao và phi thực tế.

- Từ bỏ nhiệm vụ nếu cảm thấy không thể là tốt nhất hoặc “chiến thắng”.

- Xem lỗi lầm là thất bại và che giấu với người khác.

- Dành quá nhiều thời gian lập kế hoạch và lặp lại công việc để khiến nó “hoàn hảo”.

- Không muốn đón nhận rủi ro trừ phi kết quả thành công được đảm bảo.

- Quan tâm quá mức về điều người khác nghĩ về mình và tin rằng nếu khuyết điểm của mình bị lộ ra thì sẽ bị từ chối.

- Không xử lý tốt được sự chỉ trích và phản hồi.

- Áp dụng những tiêu chuẩn phi thực tế cho đồng nghiệp và chỉ trích công việc của họ quá mức.

- Nếu mọi thứ không theo kế hoạch, họ có thể cảm thấy căng thẳng và lo lắng.

- Cảm thấy khó khăn khi giao nhiệm vụ cho người khác


Một bài viết trên trang Harvard Business Review năm 2018 mô tả 2 loại chủ nghĩa hoàn hảo là:

- Chủ nghĩa hoàn hảo thích nghi: luôn hướng đến việc “tìm kiếm sự xuất sắc” 

- Chủ nghĩa hoàn hảo không thích nghi: cố gắng “né tránh thất bại”.


Có thể dễ thấy kiểu chủ nghĩa hoàn hảo thứ hai có nhiều tác động tiêu cực hơn kiểu tìm kiếm sự xuất sắc, mặc dù nghiên cứu cho thấy cả hai kiểu này đều không cải thiện được hiệu suất. Nghiên cứu kết luận rằng chủ nghĩa hoàn hảo hoàn toàn không phải là một cách hữu ích.


👉 Chủ nghĩa hoàn hảo là điểm yếu hay điểm mạnh?


Chủ nghĩa hoàn hảo thường được xem là một điểm mạnh giúp mọi người tạo ra thành quả chất lượng cao. Tuy nhiên, dù sự tận tâm và chú ý chi tiết là những thuộc tính có giá trị, nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến cách người khác nhìn nhận bạn. Ví dụ, bạn có thể bị xem là chỉ trích quá mức hoặc trì hoãn, dành quá nhiều thời gian cho chi tiết hơn là kết quả cuối cùng.


Tất nhiên, có những lúc làm đúng mọi việc là cần thiết. Nếu mạng sống bị đe dọa hoặc thất bại gây ra những tác động nghiêm trọng thì việc kiểm tra kỹ lưỡng công việc là rất quan trọng. Trong những tình huống đặt cược cao như vậy, hãy đảm bảo rằng các quy trình xử lý công việc trong tổ chức phù hợp với mục đích và cam kết tạo ra những hệ thống hoạt động hoàn hảo.


Tuy nhiên, khi hậu quả của sự chưa hoàn hảo không lớn, việc tìm kiếm hoặc kỳ vọng sự hoàn hảo có thể lãng phí hoặc phản tác dụng. Học cách nhận biết khi nào là thực sự “đủ tốt” có thể tiết kiệm thời gian và năng lượng cho lúc thật sự cần thiết.


👉 Tại sao chủ nghĩa hoàn hảo là một vấn đề?


Khi chủ nghĩa hoàn hảo vượt quá tầm kiểm soát hoặc trở thành nỗi ám ảnh, nó có thể gây hại về cả sự nghiệp và đời sống riêng. Hãy xem xét một số loại vấn đề phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải nếu là một người cầu toàn không thích nghi:


➡️ Sức khỏe tổng quát


Theo nghiên cứu năm 2011 của Tạp chí Tư vấn và Phát triển, chủ nghĩa hoàn hảo có liên hệ với những vấn đề sức khỏe như chứng rối loạn ăn uống, trầm cảm, đau nửa đầu, lo lắng, kiệt sức và rối loạn nhân cách. Việc tìm kiếm sự hoàn hảo cũng dẫn đến giảm năng lượng, tăng căng thẳng và các vấn đề về mối quan hệ.


➡️ Lòng tự trọng


Chủ nghĩa hoàn hảo có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự trọng của bạn. Điều này là do giá trị bản thân thường gắn liền với thành tích. Bạn cho rằng người khác đánh giá bạn dựa vào thành tựu. Tuy nhiên, do hiếm khi thỏa mãn với thành tựu của mình vì những tiêu chuẩn cao phi thực tế, bạn có xu hướng cho rằng người khác đánh giá thấp về bạn và khả năng của bạn.


Điều này có thể dẫn đến vòng xoáy tự phê bình, đổ lỗi và tự hủy hoại bản thân. Nó còn có thể gây ra Hội chứng Kẻ Mạo Danh, khi bạn thường tìm “bằng chứng” rằng mình không làm sai công việc. Bạn còn có nguy cơ làm tổn hại đến lòng tự trọng của người khác vì cố gắng kiểm soát hành vi của đồng nghiệp và chỉ trích biểu hiện của họ quá mức.


➡️ Năng suất


Trái ngược với quan điểm thông thường, chủ nghĩa hoàn hảo gây hại đến năng suất vì nó thường khiến bạn dễ có khả năng trì hoãn hơn.


Nếu là người cầu toàn, bạn có thể thấy mình né tránh việc khởi động dự án cho đến khi tìm ra cách tốt nhất để tiếp cận. Bạn cũng có thể bị cuốn vào tiểu tiết hoặc khiến người khác lặp lại những nhiệm vụ đã hoàn thành vì vẫn chưa đúng hoàn toàn.


Tuy nhiên, cuối cùng thì việc này làm tốn thời gian vốn có thể dùng cho việc khác – những nhiệm vụ quan trọng hơn. Nó cũng có thể tổn hại những mối quan hệ của bạn với người khác do tác động gián tiếp của nó đến quy trình làm việc nhóm. Như nhà văn và chuyên gia về lãnh đạo Simon Sinek đã nói, trong hầu hết mọi trường hợp, “quá trình quan trọng hơn sự hoàn hảo”.


➡️ Sáng tạo


Chủ nghĩa hoàn hảo có thể ngăn cản bạn rời khỏi vùng thoải mái và chấp nhận rủi ro. Nếu sợ mắc sai lầm, bạn sẽ khó tạo ra được những ý tưởng mới, nắm bắt cơ hội và kết quả là sức sáng tạo của bạn có thể bị ảnh hưởng.


Nguồn: sưu tầm

Bài đăng phổ biến từ blog này

KINH NGHIỆM MỞ NHÀ HÀNG: HƯỚNG DẪN CÁCH MỞ NHÀ HÀNG CHI PHÍ THẤP, HIỆU QUẢ

SƠ ĐỒ NỤ CƯỜI KHÁCH HÀNG - THE SMILING CURVE

HẠNH PHÚC LÀ GÌ?